
Theo quy định trong luật doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp chỉ có một trụ sở chính, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tại các địa điểm khác nhau thì doanh nghiệp phải đăng ký chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh tại nơi mình đang kinh doanh.Vì địa điểm kinh doanh là một đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, không có con dấu riêng. Do đó doanh nghiệp chỉ có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại những địa điểm kinh doanh cùng tỉnh (thành phố) với nơi công ty đặt trụ sở chính
>> Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh được không?
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh (TP)
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm có:
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (Theo mẫu)
- Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (Bản sao có chứng thực)
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục
- Chứng minh nhân dân /Căn cước công dân/ Hộ chiếu của người được ủy quyền làm thủ tục (Bản sao có chứng thực)
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra văn bản yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Lệ phí nhà nước: 400.000 VNĐ (bao gồm 100.000 VNĐ lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 300.000 VNĐ lệ phí đăng công bố thông tin doanh nghiệp.
Lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh (TP) nơi đặt trụ sở chính
Những loại thuế phải nộp: Địa điểm kinh doanh là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp do vậy khi hoạt động kinh doanh địa điểm kinh doanh chỉ phải nộp tiền thuế môn bài. Căn cứ Điều 4, Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì tiền thuế môn bài địa điểm kinh doanh phải nộp là: 1.000.000 VNĐ. Ngoài tiền thế này, các khoản thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh không phải nộp.
Lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh
1. Lựa chọn tên địa điểm kinh doanh:
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên chi nhánh kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”.
2. Địa chỉ trụ sở chính địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính của chi nhánh. Chi nhánh chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở.
Địa chỉ trụ sở chính của địa điểm kinh doanh phải được xác định rõ ràng số nhà, số ngõ ngách hẻm (nếu có), tên đường phố, tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh và năm trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh:
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là thành viên góp vốn của công ty TNHH, cổ đông sáng lập của công ty Cổ phần, người đúng đầu chi nhánh hoặc do doanh nghiệp thuê thể hiện bằng hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
4. Ngành nghề kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh bị giới hạn bằng hệ thống ngành nghề của doanh nghiệp.