Bạn đang gặp khó khăn về lập hồ sơ mở địa điểm kinh doanh, hãy tham khảo ngay bài viết Everestlaw chia sẻ dưới đây nhé!
Địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động để tiến hành kinh doanh. Địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài như Công ty.
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
Để có thể thành lập địa điểm kinh doanh Công ty, khách hàng cần cung cấp thông tin và tài liệu sau:
a. Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (trong trường hợp người đứng đầu hộ kinh doanh không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty)
b. Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công ty
c. Tên, Địa chỉ, ngành nghề kinh doanh địa điểm kinh doanh Công ty
d. Thông báo lập địa điểm kinh doanh Công ty
f. Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty
Số lượng hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: 01 bộ
Everestlaw hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Cách thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
- Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn
Lưu ý khi làm hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh được thành lập không thể khắc dấu riêng cho mình, nó chịu sự quản lý, giám sát, hoạch toán rất chặt chẽ và là bộ phận dính liền với công ty mẹ. Do đó nếu trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm này.
- Giám đốc hoặc người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh cho công ty.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
- Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ "địa điểm kinh doanh".
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo đúng quy định;
2. Có địa chỉ địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
3. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
4. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số hướng dẫn về hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh, nếu quý khách gặp khó khăn trong vấn đề soạn hồ sơ vui lòng liên hệ luật Everest!