
Tham gia bảo hiểm xã hội là quyền và nghĩa vụ của người lao động, tuy nhiên thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu năm 2017 khá phức tạp, nhiều thủ tục hành chính. Do vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp Everestlaw triển khai dịch vụ tư vấn thủ tục làm bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp trọn gói với chi phí hợp lý nhất.
Xem thêm:
- Hướng dẫn thủ tục thuế ban đầu cho công ty mới thành lập
- Dịch vụ kế toán trọn gói chỉ với 500k tại Everetslaw
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu năm 2017
1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc
Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hay làm theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị/tổ chức/doanh nghiệp với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Người sử dụng lao động của Doanh nghiệp cũng thuộc một trong những đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Lưu ý: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018).
2. Hồ sơ, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho công ty
Đối với người lao động:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Theo mẫu TK1-TS) đối với người tham gia chưa được cấp mã số BHXH hoặc điều chỉnh thông tin hoặc truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Giấy tờ chứng minh đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có) căn cứ theo Phụ lục 03.
- Hợp đồng lao động có thời hạn tại nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động đối với người đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng đăng ký đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH.
Đối với doanh nghiệp:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Theo mẫu TK3-TS) đối với đơn vị tham gia xã hội lần đầu; đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác tới; đơn vị thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT.
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Theo mẫu D02-TS).
- Bảng kê thông tin (Theo mẫu D01-TS).
3. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội
Do lương tối thiểu vùng năm 2017 tăng và tỷ lệ % tham gia bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động được giảm xuống 0,5% nên bắt đầu từ 1/1/2017 mức đóng Bảo hiểm bắt buộc có sự thay đổi.
Doanh nghiệp hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động (Tổng 21.5%), cụ thể:
- 3% quỹ ốm đau, thai sản và 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất -> Tổng 17% (BHXH)
- 3% (BHYT)
- 1% (BHTN)
- 0.5% (Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) (áp dụng từ 1/6/2017)
4. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
Đóng hằng tháng : Hằng tháng, chậm nhất là đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị/tổ chức/doanh nghiệp trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của những người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng/Kho bạc Nhà nước.
Đóng 3/6 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất là đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
Trên đây là một số thông tin mà Everestlaw cung cấp cho quý doanh nghiệp về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất về dịch vụ làm bảo hiểm xã hội lần đầu xin vui lòng liên hệ 024-6658-2121, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp