
Thủ tục xin cấy giấy chứng nhận đầu tư là thủ tục bắt buộc khi nhà đầu tư lập dự án đầu tư tại Việt Nam. Thủ tục này thường trải qua các bước: Đăng ký đầu tư -> Thẩm tra dự án đầu tư...Chi tiết như sau:
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư với dự án có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư không có điều kiện. Thủ tục đăng kí đầu tư phải được hoàn chỉnh trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Đặc biệt, đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư. Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm:
- Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
- Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;
- Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;
- Dịch vụ giải trí;
- Kinh doanh bất động sản;
- Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;
- Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
Ngoài ra, còn có một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực này thường là các công trình công cộng, các công trình trọng điểm quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, giao thông, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể như lĩnh vực phát thanh truyền hình, mạng bưu chính viễn thông, internet khai thác chế biến khoáng sản, hải sản, xây dựng và vận hành các cảng sông, cảng biển, cảng hàng không sân bay, sản xuất thuốc lá, bệnh viện, phòng khá và các lĩnh vực khác được ghi nhận trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp, nhà đầu tư có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với thủ tục đăng kí đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước, nhà đầu tư điền đầy đủ nội dung vào Bản đăng kí cấp Giấy chứng nhận đầu tư với các nội dung chính như sau: Tư cách pháp lý của nhà đầu tư; mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án. Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường và kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có). Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư trao Giấy biên nhận ngay sau khi nhận được văn bản đăng kí đầu tư.
Đối với thủ tục đăng kí đầu tư dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư điền đầy đủ nội dung vào Bản đăng kí cấp Giấy chứng nhận đầu tư với các nội dung chính giống như nhà đầu tư trong nước, ngoài ra hồ sơ đăng kí đầu tư còn bao gồm Bác cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC và Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng kí đầu tư hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư, Sở kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Thẩm tra đầu tư
Các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, bất kể nguồn vốn trong nước hay ngoài nước, quy mô vốn là bao nhiêu đều phải thực hiện thẩm tra đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực đầu tư không có điều kiện nhưng quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên cũng phải thực hiện thẩm tra đầu tư.
Nhìn chung, đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư nộp hồ sơ bao gồm Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư; Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; Giải trình kinh tế kĩ thuật (với các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có).
Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì ngoài các hồ sơ vừa nêu trên còn phải giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tư nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư , trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh cấp Giấy chứng nhận. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Sở kế hoạch và đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong một số trường hợp cần thiết thời hạn thẩm tra đầu tư có thể kéo dài hơn thông thường nhưng tối đa không quá 45 ngày.
Đối với các dự án mà nguồn vốn do nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam thì sau khi hoàn thành các thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Giấy này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Các dự án đầu tư trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế chế xuất, khu công nghệ cao thực hiện đăng kí đầu tư theo các quy định riêng mà trong giới hạn của bài viết không thể đề cập cụ thể.
Quy trình và thời gian tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
– Đối với dự án thuộc diện đăng ký
Chủ đầu tư nộp 3 bộ hồ sơ (bao gồm 1 bộ gốc) tại Sở Kế họach và Đầu tư. Sau đó Sở kế hoạch đầu tư sẽ lập thủ tục trình với UBND cấp tỉnh.
– Đối với dự án thuộc diện thẩm tra
Nhà đầu tư nộp 8 bộ hồ sơ (có 1 bộ gốc) tại Sở Kế họach và Đầu tư, Sở sẽ kiểm tra tính hợp lệ và lấy ý kiến của sở ngành liên quan. Nếu quá trình này xảy ra sự cố về hồ sơ, chủ đầu tư sẽ nhận được thông báo để sửa đổi.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Everestlaw tư vấn thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
1. Tư vấn đầu tư, giấy phép đầu tư đánh giá thị trường, tìm kiếm thông tin đối tác, đánh giá các lợi ích và rủi ro của doanh nghiệp dựa trên các chính sách đầu tư của Chính phủ và chính quyền các địa phương để điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho phù hợp.
2. Tư vấn về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thủ tục xin phép đầu tư và đưa ra giải pháp phù hợp nhất với từng khách hàng, từng lĩnh vực đầu tư.
3. Tư vấn về các ngành nghề kinh doanh, tư vấn vốn điều lệ, vốn đầu tư, tỷ lệ và phương thức góp vốn, phương án phân chia lợi nhận và xử lý các nghĩa vụ phát sinh.
4. Tư vấn về các quy trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, tách giấy chứng nhận đầu tư nếu cần thiết, đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, gia hạn giấy chứng nhận đầu tư...
5. Tư vấn về thành phần hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cùng các hợp đồng hợp tác kinh doanh và các văn bản pháp lý khác.
6. Tư vấn về ưu đãi đầu tư và thủ tục thực hiện để được hưởng ưu đãi đầu tư.
Liên hệ ngay: 0936 212 636 để được tư vấn Miễn Phí!