
Trong thời gian gần đây Everestlaw nhận được rất nhều cầu hỏi của khách hàng về thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế? Như khi tạm ngừng có phải làm thủ tục với có quan thuế không? Văn bản pháp luật nào quy định? Sau đây Everestlaw xin cung cấp một số thông tin về chủ đề này, mời các bạn tham khảo:
>> Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
>> Tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần
Tại điều 14 thông tư số: 151/2014/TT-BTC quy định:
Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh
1- Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh và nghĩa vụ thuế còn nợ ngân sách nhà nước:
Do có quy định khác nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến cách hiểu và thực hiện các thủ tục hành chính về thuế không đồng nhất. Cụ thể:
Tại Khoản 3 Điều 156 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về việc tạm ngừng kinh doanh: “Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”
Tại Điều 19 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước khi tạm ngừng kinh doanh: “Trước khi tạm ngừng kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước.”
Theo quy định Luật doanh nghiệp, trường hợp trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn còn nợ tiền thuế thì số thuế này có thể nộp trong thời gian tạm ngừng. Trong khi đó, theo hướng dẫn của Thông tư thì doanh nghiệp bắt buộc phải nộp đủ tiền thuế còn nợ trước khi tạm ngừng kinh doanh. Mặc dù Luật có hiệu lực cao hơn Thông tư, tuy nhiên sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, ngày 21/11/2012 Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn số 9705/BKHĐT-ĐKKD hướng dẫn. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì Cục Thuế hướng dẫn doanh nghiệp nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/10/2010 của Chính phủ và nghĩa vụ thuế thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 80/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính. Nghĩa là các tổ chức, cá nhân phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước trước khi tạm ngừng kinh doanh.
(Theo Công văn số 1174/TCT-KK ngày 11/4/2013 của Tổng cục Thuế Về chính sách thuế khi tạm ngừng kinh doanh)
Thủ tục tạm ngừng hoạt động với cơ quan thuế
2- Tạm ngừng kinh doanh và thuế môn bài:
Căn cứ tại Điểm 1, Mục II, Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn như sau: “Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm. Cơ sở đang sản xuất kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay tháng đầu năm dương lịch; cơ sở mới ra kinh doanh nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số thuế.
Cơ sở kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế, phải nộp mức thuế Môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.”;
Căn cứ tại Điều 10 Quy định chung về khai thuế, tính thuế và Điều 17 Quy định Khai thuế môn bài của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào quy định nói trên, nếu người nộp thuế thực hiện đúng các quy định về thông báo cho cơ quan thuế việc tạm ngừng kinh doanh thì kê khai, nộp thuế môn bài như sau:
+ Đối với người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch (01/01-31/12) thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài đối với năm dương lịch tạm ngừng kinh doanh. Nếu người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn trong 06 tháng đầu năm nộp mức thuế môn bài cả năm; nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng cuối năm nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.
+ Đối với người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh 12 tháng, không trùng với năm dương lịch (thời gian tạm nghỉ kinh doanh kéo dài trong 02 năm dương lịch) thì thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm của năm dương lịch thứ nhất.
+ Đối với năm dương lịch thứ 2, nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng đầu năm nộp mức thuế môn bài cả năm; nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng cuối năm nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.
(Theo Công văn số 1263/TCT-KK ngày 18/4/2013 , Công văn số 2703/TCT-KK ngày 30/7/2012 và Công văn số950/TCT-KK ngày 16/3/2012 của Tổng cục Thuế)
Lưu ý: Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định”.
Hy vọng những chia sẻ trên giúp ích được cho các bạn, nếu cần tư vấn thêm về thủ tục tạm ngừng kinh doanh vui lòng gọi:
HOTLINE: 0982 006 892