Tạm ngưng kinh doanh là việc mà không một doanh nghiệp nào mong muốn, song đôi lúc lại xảy ra. Bởi vì những khó khăn chưa thể tháo gỡ, vì "lùi một bước tiến 2,3 bước", vì thay đổi chiến lược hay mục đích kinh doanh,... thay vì giải thể công ty, rất nhiều chủ doanh nghiệp đã chọn giải pháp tạm ngừng kinh doanh để tìm hướng phát triển mới cho công ty. Chia sẽ khó khăn cùng doanh doanh nghiệp, Everestlaw sẽ tư vấn thủ tục tạm ngừng kinh doanh sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
1. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh được tiến hành như sau:
- Doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh gửi đơn đề nghị tạm dừng và gửi thông báo đến văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh (nếu có) tới Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyển;
- Thời giam để gửi đơn đề nghị và thông báo tạm ngừng chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh của công ty.
- Phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền viết giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn là 03 ngày làm việc được tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
- Phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp giấy xác nhận về việc công ty (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh;
- Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh đến cho cơ quan thuế để phối hợp quản lý đối với công ty.
2. Thông báo tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản tới cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất là 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm những vấn đề sau:
1. Tên, địa chỉ của trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
2. Ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký;
3. Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không quá 1 năm. Sau khi hết thời hạn nhue đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải gửi thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được vượt quá 2 năm;
4. Lý do tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
Nộp kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với loại hình công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với loại hình công ty hợp danh;
Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.
Với thủ tục nhanh chóng, chuyên nghiệp, đội ngũ chuyên viên của Everestlaw sẽ chia sẽ những khó khăn trong công việc cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn nhất này.
Tin liên quan: