07
09
09
Thủ tục ghép sổ Bảo hiểm xã hội cho người có nhiều sổ BHXH
- 1253 lượt xem
- 0 bình luận
- 10:27 07/09/2017
Theo quy định của pháp luật mộ nguời có hai sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là trái quy định, trong trường hợp này cần thực hiện Thủ tục ghép sổ bảo hiểm xã hội cho người có nhiều sổ BHXH
Gộp sổ bảo hiểm xã hội được được thực hiện khi người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhiều hơn. Việc tiến hành gộp các sổ BHXH này nhằm đảm bảo các quyền lợi cho người lao động về các chế độ sau này.
1. Một người có 2 sổ bảo hiểm xã hội là trái quy định
Theo luật BHXH thì: “Mỗi người lao động chỉ được cấp 1 sổ BHXH duy nhất để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định.”
Hiện tượng người lao động có nhiều hơn 1 sổ BHXH thường là do NLĐ đã đóng BHXH ở công ty cũ, sau đó nghỉ việc chuyển sang công ty mới nhưng không chốt sổ BHXH ở công ty cũ mà đóng mới tại công ty mới.
Tại tiết 5.1 khoản 5 điều 46 của QĐ 959/QĐ-BHXH có nêu rõ:
“5.1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.”
=> Những người có từ 2 sổ BHXH trở nên cần phải làm thủ tục gộp thành 1 sổ duy nhất.
2. Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội 2017 như sau:
a. Thành phần hồ sơ gộp sổ BHXH
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Sổ BHXH đã cấp (tất cả các sổ)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(Theo điều 29 QĐ 959/QĐ-BHXH)
(Đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH do bị mất, hỏng, thay đổi số sổ thì thành phần hồ sơ cũng tương tự như vậy).
b. Địa điểm nộp hồ sơ
Bộ phận 1 cửa của cơ quan BHXH cấp quận/huyện
c. Thời gian cấp sổ mới sau khi có yêu cầu gộp sổ: Không quá 15 ngày làm việc
Căn cứ: Điều 31 QĐ 959 như sau:
“2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng hoặc gộp sổ: không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.”
d. Cấp lại sổ BHXH sau khi gộp
Khoản 2 Điều 46 QĐ 959
“2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.”
Nên thực hiện thủ tục gộp bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi
Dưới đây là chia sẻ của 1 bạn đã tiến hành làm xong thủ tục gộp sổ BHXH đầu năm 2017
(Do thời điểm đó QĐ 1111/QĐ-BHXH còn hiệu lực nên thủ tục và mẫu biểu có hơi khác - các bạn chỉ xem để tham khảo)
“Tôi đã gộp xong sổ BHXH, thủ tục của tôi gồm:
+ Các sổ BHXH cần gộp.
+ D01b-TS
+ D01-TS
+ Tờ khai TK1-TS
+ Các giấy tờ tuỳ thân (giấy khai sinh, cmt...)
+ Tất cả các hồ sơ thủ tục mà các bạn có thể tìm được của người lao động (cái này thì nhiều lắm: sơ yếu lý lịch. hợp đồng làm việc, QĐ tăng hạ lương của quá trình làm việc ghi trong sổ cũ và sổ mới....)
Sau khi làm thủ tục gộp sổ xong họ sẽ trả lại cho bạn 1 phiếu trình đề nghị gộp sổ của cán bộ quản lý sổ trình giám đốc BHXH tỉnh đã được ký duyệt.
Bạn mang phiếu trình này về nộp cho cán bộ chuyên quản của bạn ở phòng thu BHXH thành phố, họ sẽ điều chỉnh lại mọi thông tin theo phiếu trình đó là OK nhé. khi nào bạn chốt sổ thì sẽ có tờ rời sổ thể hiện quá trình đóng BHXH ở cả 2 sổ”.
Có thể nhiều cán bộ BHXH vẫn yêu cầu các giấy tờ như SYLL, HĐLĐ... của người gộp sổ nên khi làm thủ tục gộp sổ BHXH thì các bạn cũng nên chuẩn bị trước các giấy tờ này để trình khi có yêu cầu.
Như vậy các bạn đã nắm rõ được đầy đủ thủ tục, quy trình gộp sổ BHXH năm 2017. Khi gộp xong thì các quyền lợi, chế độ về BHXH của các bạn vẫn được đảm bảo theo quy định.
Tìm hiểu thêm: Chế độ thai sản BHXH mới nhất