Trong quá trình tư vấn đầu tư, chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp khi muốn thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam nhưng không nắm rõ quy trình thành lập công ty liên doanh như thế nào? Cần thực hiện những thủ tục gì? Everestlaw với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư nước ngoài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục quy trình đăng ký thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.
>> Thủ tục thành lập công ty liên doanh
Quy trình thành lập công ty liên doanh
Tại khoản 1, Điều 3 Luật đầu tư số 59/2005/QH11 quy định: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Chính phủ Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục, trình tự... đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Sau khi dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp phải mở tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động của dự án, kể cả việc chuyển tiền từ nước ngoài để góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài hoặc vốn vay (trong trường hợp vay nước ngoài) của dự án.
Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thủ tục này được thực hiện như sau:
Các dự án thuộc diện đăng ký
Đối với nhà đầu tư trong nước
Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 15 tỷ đến 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
Dự án đầu tư có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Nội dung và thủ tục đăng kí đầu tư.
Hồ sơ đăng ký đầu tư trong trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế.
Trong trường hợp đăng ký dự án có vốn đầu tư nước ngoài không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp một bộ hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý (Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu Kinh tế) gọi chung là cơ quan nhà nước quản lý đầu tư, bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
Hồ sơ đăng ký đầu tư trong trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế
Trong trường hợp đăng ký dự án có vốn đầu tư nước ngoài có gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước quản lý đầu tư, bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (tham khảo Phần Đăng ký kinh doanh);
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan quan nhà nước quản lý đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Xem: Hồ sơ thành lập công ty liên doanh
Thủ tục đăng kí đầu tư.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với những dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì: sau năm ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Quy trình thành lập công ty liên doanh
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đầy đủ giấy tờ theo quy định cho cơ quan đăng ký đầu tư;
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam có dự án đầu tư với quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, làm thủ tục đăng ký-cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm 02 phần: hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư ( theo mẫu)
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp
b) Sau mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; đối với những trường hợp từ chối hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối hồ sơ.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp liên doanh
- Biên bản về việc họp các thành viên của doanh nghiệp trước khi thành lập;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp liên doanh;
- Điều lệ Công ty liên doanh sẽ thành lập;
- Danh sách thành viên sáng lập của công ty liên doanh;
- Giấy ủy quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức;
- Biên bản họp về việc góp vốn thành lập của các thành viên sáng lập;
Thủ tục đăng ký con dấu công ty
Doanh nghiệp thực hiện đăng ký mẫu dấu công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định. Trong ba ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành đăng ký mẫu dấu trên công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Để tìm hiểu cụ thể hơn nữa về các thủ tục và quy trình thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam, bạn có thể gọi ngay số: 046 658 2121. Chúc bạn và công ty thành công.