03
Phạt tù tới 7 năm nếu giải thể doanh nghiệp nhưng không thông báo
- 973 lượt xem
- 0 bình luận
- 16:33 28/03/2017
Trong thời gian vừa qua, Luật Everestlaw đã nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng về thủ tục giải thể doanh nghiệp như thế nào? Không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp bị xử lý thế nào? Để giải đáp những thắc mắc đó, chuyên viên tư vấn của Everestlaw sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề giải thể doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Phạt từ tới 7 năm nếu giải thể doanh nghiệp mà không thông báo
Vấn đề giải thể doanh nghiệp
Sản xuất, kinh doanh là một trong các lĩnh vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thị trường, năng lực tài chính, năng lực quản lý, sự phát triển khoa học công nghệ... Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đảm bảo được những yếu tố trên để duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa việc tạm ngừng hoạt động, giải thể doanh nghiệp hoặc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Đầu tiên, cần phân biệt rõ 3 khái niệm gồm: tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp để doanh nghiệp so sánh, áp dụng cho đúng với tình trạng thực tế của bản thân và doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh: là việc doanh nghiệp ngừng các hoạt động một thời gian và sau đó sẽ hoạt động trở lại. Doanh nghiệp được quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời gian tạm ngừng hay tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng. Trong thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp cần phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành những hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ những trường hợp có quy định khác.
Giải thể doanh nghiệp: là doanh nghiệp sẽ chấm dứt mọi hoạt động (đóng MST) sau khi đã hoàn tất thủ tục theo quy định. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng giải thể doanh nghiệp, có thể kể đến như: người kinh doanh không muốn tiếp tục kinh doanh; Kết thúc thời hạn hoạt động; đã hoàn thành được mục tiêu trước đó; Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu căn cứ theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp... Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm đã thanh toán hết những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay tại cơ quan trọng tài.
Phá sản doanh nghiệp: là trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán. Doanh nghiệp trong tình trạng này phải nộp đơn tới Tòa án nhân dân để yêu cầu mở thủ tục phá sản. Doanh nghiệp chỉ được xem là bị phá sản khi đã có Quyết định tuyên bố phá sản của TAND.
Giải thể doanh nghiệp nhưng không thông báo bị xử lý như thế nào?
1. Quy định pháp luật về xử lý đối với trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cụ thể như sau:
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã quy định:
- Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải tiến hành nộp quyết định thu hồi kèm quyết định giải thể doanh nghiệp và phương án giải quyết nợ (nếu còn những nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán) cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.
- Sau thời hạn 6 tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó xem như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
- Trong trường hợp đó, cá nhân người quản lý công ty có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hay không thực hiện đúng các quy định tại Điều này.
2. Xử phạt hành vi không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi này như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng tới 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a. Không thông báo bằng văn bản trong thời hạn quy định về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Điểm c, khoản 1 điều 211 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây:
b. Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;”
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thực tế đã ngừng kinh doanh mà không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thì xem như là chưa ngừng hoạt động, chính vì vậy ngoài việc phải nộp các khoản thuế truy thu thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo hướng nộp chậm hoặc không nộp những loại tờ khai thuế và tiền thuế.
Doanh nghiệp được cho là trốn thuế không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Và nếu hành vi trốn thuế của doanh nghiệp có dấu hiệu hình sự thì doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó còn có thể bị xử lý như sau:
Phạt tiền từ 1 tới 5 lần số tiền trốn thuế hoặc cải tạo không giam giữ tới 2 năm khi:
Số tiền trốn thuế từ 100 đến dưới 300 triệu đồng hoặc; Dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc;Đã bị kết án về tội này hoặc; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các Điều: 153 đến 160, 164, 193 đến 196, 230, 232, 233, 236 và 238 Bộ luật hình sự, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tiền từ 1 tới 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm khi:
Số tiền trốn thuế từ 300 đến dưới 600 triệu đồng hoặc; Tái phạm về tội này.
Phạt tù từ 2 tới 7 năm khi:
- Số tiền trốn thuế từ 600 triệu đồng trở lên;
- Số tiền trốn thuế từ 300 đến dưới 600 triệu đồng và người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi: đưa hối lộ; chống hoặc gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế, và các hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập.
Trường hợp các hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác thì ngoài tội trốn thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.
Ngoài những hình phạt trên, doanh nghiệp còn có thể bị phạt tiền từ 1 tới 3 lần số tiền trốn thuế.
Để không chậm trễ trong việc làm thủ tục giải thể doanh nghiệp cần liên hệ ngay tới Everestlaw để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.