Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, doanh nghiệp thường có những thay đổi để bắt kịp xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu đó. Đây là vấn đề tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần phải trải qua nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình, theo quyết định của chủ doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. Vậy khái niệm tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Đối tượng áp dụng như thế nào, mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
Tổ chức lại doanh nghiệp là tái cấu trúc lại doanh nghiệp như trên các hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp sao cho phù hợp hơn với mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
Nhìn nhận từ góc độ lý luận thì tổ chức lại doanh nghiệp là việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp dẫn đến việc làm thay đổi quy mô kinh doanh, hoặc làm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh để phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn nhận từ góc độ pháp lý: Tổ chức lại doanh nghiệp là vấn đề chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp.
2. Đối tượng áp dụng hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
Tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Công ty tư nhân
3. Khi nào nên tổ chức lại doanh nghiệp
Nếu có sự thay đổi sau thì doanh nghiệp cần tổ chức lại doanh nghiệp:
- Thay đổi chiến lượt kinh doanh trong tương lai
- Ban quản trị hay chủ sở hữu công ty có sự thay đổi
- Không đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu mà pháp luật đề ra
- Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh.
4. Mục đích của tổ chức lại doanh nghiệp
Tổ chức lại doanh nghiệp để:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Giải quyết những “mâu thuẫn nội bộ” như chia, tách doanh nghiệp.
- Giải quyết khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải.
5. Kết quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp
Tổ chức lại doanh nghiệp mang lại những kết quả sau:
- Làm thay đổi quy mô kinh doanh thông qua việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
- Làm thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp như việc chuyển đổi doanh nghiệp
- Hình thành những doanh nghiệp mới trên thị trường, hay chấm dứt những doanh nghiệp đang tồn tại thông qua việc chia, tách, hợp nhất doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng tới vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có trên thị trường.
Để việc tổ chức lại doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp quý khách hãy liên hệ tới Everestlaw để được tư vấn cụ thể nhất.