
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp thường phải thay đổi để bắt kịp với quy mô và đà phát triển như hiện nay. Trong quá trình thay đổi đó, giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và bắt buộc cần thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Thay đổi đăng ký doanh nghiệp để phù hợp với hoạt động thực tiễn
Những trường hợp cần thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP có quy định chi tiết về thông tin thay đổi và quy trình thay đổi thông tin trên đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Những vấn đề thay đổi đăng ký kinh doanh thường gặp nhất như sau:
1. Đổi tên công ty
Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải thay đổi tên công ty để phù hợp hơn với chiến lược kinh doanh mới, đặc thù của thị trường và đặc biệt để khách hàng biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, trước khi đổi tên, doanh nghiệp cần kiểm tra xem mình đặt tên công ty đúng theo quy định của pháp luật hay chưa? Tên công ty có trùng với công ty nào không?
Tuy nhiên, sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục đổi con dấu, gửi thông báo tới cơ quan thuế, gửi thông báo tới các cơ quan hữu quan có giao dịch.
2. Chuyển địa điểm công ty
- Trong trường hợp thay đổi địa điểm công ty trong cùng quận, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo tới cơ quan thuế và cơ quan hữu quan về việc chuyển địa chỉ trụ sở
- Nếu chuyển địa chỉ khác quận, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục đổi con dấu của doanh nghiệp, làm thông báo gửi tới cơ quan thuế và làm thủ tục chuyển quận quản lý thuế, thông báo với cơ quan hữu quan.
3. Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp cần lưu ý có một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, một số ngành nghề trong diện quy hoạch; Và sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp làm thông báo gửi tới cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan.
4. Tăng, giảm vốn điều lệ công ty
Trước khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp cần quan tâm đến bậc thuế môn bài cần đóng và chính sách về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
5. Thay đổi thành viên/cổ đông góp vốn/chủ sở hữu doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp có những thay đổi về thành viên/ cổ đông/ chủ sở hữu mới cần nộp CMND/ hộ chiếu sao y công chứng cùng với hồ sơ xin thay đổi thành viên/cổ đông góp vốn/chủ sở hữu. Sau khi ra giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp làm thông báo gửi tới cơ quan thuế và cơ quan hữu quan.
6. Thay đổi người đại diện theo pháp luật
Vì một số lý do nào đó mà doanh nghiệp cần thay đổi người đại diện theo pháp luật thì người đại diện pháp luật mới cung cấp CMND/ hộ chiếu sao y công chứng. Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh mới, doanh nghiệp làm thông báo gửi đến cơ quan thuế, cơ quan hữu quan khác.
7. Thay đổi các nội dung khác
Giấy phép đăng ký kinh doanh có sự thay đổi số điện thoại, địa chỉ mail, thông tin CMND của thành viên và nhiều thông tin khác theo quy định thì cần phải thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất về dịch vụ thay đổi đăng ký doanh nghiệp cũng như hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp quý khách vui lòng liên hệ tới hotline của Everestlaw để được chuyên viên giải đáp.