Chắc hẳn bạn đã từng nghe bạn bè nói, "công ty A chuẩn bị giải thể?, Công ty B sắp phá sản và đi đến quyết định giải thể?". Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thế nào là giải thể doanh nghiệp? Trong bài viết này hãy cũng Everestlaw tìm hiểu về giải thể doanh nghiệp là gì? một thuật ngữ mới mà không mới này nhé.
>> Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là việc chủ thể doanh nghiêp tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.
Giải thể công ty, doanh nghiệp là gì?
Khái niệm về giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp (hay giải thể công ty) là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp có quy định doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đồng thời, Luật cũng quy định điều kiện để doanh nghiệp được giải thể là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp được quy định tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư để được giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định nêu trên. Sau thời hạn sáu tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
Nhìn chung, khung khổ pháp lý hiện hành về giải thể doanh nghiệp đã rõ ràng, minh bạch để doanh nghiệp thực hiện. Vì vậy, trên cơ sở kết quả rà soát thủ tục hành chính, ngày 27/12/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 70/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trong đó, phương án đơn giản hóa đối với thủ tục giải thể doanh nghiệp được Chính phủ phê duyệt chỉ tập trung vào hai nội dung là: quy định rõ số lượng bộ hồ sơ giải thể “01 bộ” và việc đăng báo quyết định giải thể của doanh nghiệp cần sửa đổi theo hướng “đăng tập trung tại một hoặc một số tờ báo nhất định, kể cả báo điện tử và cổng thông tin doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư”.
Nguyên nhân dẫn tới giải thể doan nghiệp:
Hành động giải thể này có thể do chủ doanh nghiệp nhận thấy khả năng tiếp tục vận hành của doanh nghiệp bị hạn chế và không mang lại hiệu quả nên quyết định giải thể doanh nghiệp. Hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Dù theo ý chí chủ quan của bên nào thì điều kiện cần để một doanh nghiệp được giải thể là doanh nghiệp đó đã thanh toán hoàn tất các khoản nợ cho chủ nợ, đối tác và các nghĩa vụ tài sản khác.
Trình tự tiến hành giải thể Doanh nghiệp
Để hoàn thành việc giải thể doanh nghiệp, cần phải trải qua chuỗi các thủ tục sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục Đăng bố cáo giải thể. Tại bước này, chủ doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo trên 3 số báo liên tiếp để thông báo công khai nội dung giải thể của doanh nghiệp.
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước và xin đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Đây là bước thường phát sinh nhiều hạng mục công việc nhất, trong đó có việc giải trình, bổ sung tài liêu cho mọi yêu cầu của cơ quan thuế liên quan tới nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục về thuế trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động trước đó.
Bước 3: Thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu pháp nhân của doanh nghiệp và hoàn trả chứng nhận mẫu dấu.
Bước 4: Thực hiện thủ tục đóng cửa hoạt động (giải thể) của doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Bước 5: Thực hiện thủ tục đóng Số Tài Khoản ngân hàng của doanh nghiệp (nếu có).
Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp